Như các bài viết trước của chúng tôi đã nói về vấn đề bảo dưỡng định kỳ cho xe ô tô kèm theo các lợi ích và quy trình cụ thể, thì bài viết này chúng tôi sẽ đưa các bạn đến với dòng xe Ford – dòng xe đang làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam trong những năm trở lại đây. Ford cũng cũng như những dòng xe khác, các chi tiết và hệ thống trên xe khi làm việc thì việc bị mài mòn, giảm chất lượng, hư hao là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, có nhiều chi tiết máy nếu chỉ hư hao một tí sẽ không biểu hiện ra ngoài, vì vậy đến khi xe bạn có những trục trặc biểu hiện ra ngoài thì bạn sẽ phải tốn khá nhiều chi phí để khắc phục. Chính vì thế, việc có một chế độ bảo dưỡng xe Ford là cần thiết để giảm thiểu rủi ro hư hại những chi tiết nhỏ trong xe.
Theo đó, hãng xe Ford có cung cấp lịch bảo dưỡng định kỳ theo các km đường đi, với các giai đoạn chính là: 5.000km, 15.000km, 30.000km, 40.000km và 100.000km hoặc sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 hay 48 tháng. Sau khi xe lưu thông được một quãng đường như trên, xe cần kiểm tra để sửa chữa, thay thế hoặc thêm dầu ở một số chi tiết máy, do đó chủ xe nên đưa xế hộp của mình ra các trung tâm bảo dưỡng xe ô tô để được tư vấn và hướng dẫn bảo dưỡng xe Ford một cách đầy đủ chính xác nhất.
Lịch bảo dưỡng xe ô tô Ford
Thông thường hãng xe ô tô Ford cũng như các hãng khác đều đính kèm lịch bảo dưỡng định kỳ trên sổ tay hướng dẫn sử dụng xe của khách hàng. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các nội dung công việc của các mốc bảo dưỡng định kỳ quan trọng dành cho xe ô tô Ford.
Cấp bảo dưỡng 5.000 km (hoặc 7.500 dặm)
Tương tự như bảo dưỡng xe Honda hay Hyundai mà 2 bài viết trước chúng tôi có nhắc đến thì ở đây chúng tôi sẽ nhấn mạnh lại một lần nữa về việc thay dầu sau mỗi 5.000 km. Theo Ford Motor Company thường khuyến nghị bạn nên lên lịch thay dầu sau 5.000 km hoặc sau 7.500 dặm hay 6 tháng một lần tùy điều kiện nào đến trước. Tuy nhiên, trên thực tế bạn không nhất thiết phải làm thế ngoại trừ khi xe bạn phải vận hành trong điều kiện môi trường và khí hậu khắc nghiệt, và đừng quên kiểm tra hướng dẫn sử dụng của chủ sở hữu hoặc liên hệ với kỹ thuật viên Ford tại địa phương để biết các nhu cầu cụ thể của xe bạn.
Thường ở 5.000 km đối với Ford, xe sẽ được kiểm tra các loại đèn cảnh báo và hệ thống lạnh cũng như hệ thống âm thanh. Đối với trong động cơ phía trong, cần kiểm tra cơ cấu hoạt động cần số, hệ thống chân phanh, hệ thống nâng đẩy ghế, dây đai an toàn của xe. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra các chi tiết như: công tắc đèn trần, đèn cảnh báo trên táp lô, nâng hạ vô lăng, gương chiếu hậu, cần gạt nước, kiểm tra đèn pha và khả năng đóng mở bình xăng, cốp và cửa xe. Đừng quên căn chỉnh bánh xe và quay lốp sau mỗi lần thay dầu để giúp phân bổ độ mòn đồng đều.
Cấp bảo dưỡng 15.000 km (hoặc 10.000 dặm)
Ở lần bảo dưỡng này, cần thay dầu máy và nếu xe phải hoạt động tần suất nhiều thì có thể bạn phải thay cả lọc dầu. Việc này giúp xe loại bỏ các cặn bẩn dầu mà trong thời gian sử dụng xe bám vào. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên thay lọc dầu sau 10.000 km đường đi để đảm bảo khả năng hoạt động của động cơ của xe Ford. Bạn cũng cần đảo lốp ở lần bảo dưỡng xe ô tô Ford này và ở lần tiếp theo.
Điều này đánh dấu lần kiểm tra lớn đầu tiên của chiếc xe của bạn. Tại thời điểm này trong cuộc đời chiếc xe của bạn, bạn sẽ muốn hoàn thành những điều sau:
Kiểm tra độ ồn của bánh xe và quay vòng.
Kiểm tra hệ thống làm mát và ống mềm.
Kiểm tra toàn bộ hệ thống xả và tấm chắn nhiệt.
Kiểm tra má phanh / guốc / rôto / trống, đường phanh và ống mềm, và hệ thống phanh đỗ.
Kiểm tra và bôi trơn tất cả các liên kết lái không kín, khớp bi, khớp treo, nửa trục và trục truyền động và khớp chữ U.
Hãy nhớ rằng toàn bộ quá trình kiểm tra này sẽ cần được hoàn thành sau mỗi 10.000 dặm.
Bạn nên chú ý đến động cơ cùng các chi tiết hoạt động của động cơ để đảm bảo máy vẫn hoạt động tốt và đúng như lộ trình, nếu trong quá trình sử dụng có phát hiện vấn đề gì kỳ lạ như âm thanh (tiếng kêu), hiệu suất, khả năng vận hành,… thì nên báo ngay với kỹ thuật viên khi mang xe đến hãng, đại lý hoặc gara để bảo dưỡng để phát hiện lỗi và xử lý kịp thời.
Cấp bảo dưỡng 30.000 km (hoặc 20.000 dặm)
Trong lần bảo dưỡng này, bạn có thể cần phải thay lọc gió điều hòa và lọc gió động cơ để đảm bảo được khả năng vận hành của xe. Đồng thời bạn vẫn phải kiểm tra hết các chi tiết và hệ thống khác như phanh, hệ thống treo, phuộc, điều hòa,… và thay dầu động cơ nhằm giúp xe hoạt động tiết kiệm nhiên liệu.
Bạn cũng nên chú ý đến các bộ phận khác như phủ gầm, chống chuột, chống xóc đá; kiểm tra và thực hiện các gói vệ sinh khử trùng dàn lạnh, vệ sinh kim phun buồng đốt, vệ sinh khoang máy chống chuột, hệ thống khí xả (làm sạch van EGR hay hệ thống DPF,…). Thực hiện các bước bảo dưỡng như cấp bảo dưỡng trước.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về:
Vệ sinh khử trùng giàn lạnh điều hòa ô tô chính hãng TUNAP Made in Germany
Quy trình Vệ sinh khoang máy chống chuột
Lợi ích việc phủ gầm là gì?
Làm thế nào xử lý làm sạch van EGR?
Lựa chọn cấp bảo dưỡng kim phun buồng đốt phù hợp?
Cách nào để Xử lý làm sạch bộ lọc hạt khí thải DPF?
Cấp bảo dưỡng 40.000 Km (25,000 dặm)
Ở lần bảo dưỡng này, thì ô tô của bạn cần thay dầu hộp số, dầu trợ lực, dầu vi sai, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu li hợp, dầu phanh… định kỳ. Việc thay thế này sẽ giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu hơn, đảm bảo hệ thống truyền động của xe được hoạt động một cách tốt nhất. Hệ thống phanh xe, điều hòa cũng hoạt động tốt hơn nhờ bôi trơn kịp thời.
Sau thời gian dài hoạt động cụ thể là sau 40.000 km thì lọc chắc chắn sẽ bị bẩn do cặn bẩn và tạp chất, vì vậy bạn cần thay thế lọc xăng mới để tránh tình trạng tắc nghẽn gây ảnh hưởng đến việc cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
Bên cạnh đó, cũng nên thay thế một số bộ phận như bugi, má phanh… nếu cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi lái xe. Ngoài ra, theo dõi thường xuyên các bộ phận như hệ thống phanh, hệ thống lái, ánh sáng, hệ thống treo, lốp xe, ắc quy… để đảm bảo xe luôn trong tình trạng ổn định nhất.
Cũng cần lưu ý, mỗi nhà sản xuất xe sẽ có những yêu cầu cụ thể riêng khi bảo dưỡng định kỳ. Vì vậy, đừng quên tham khảo thêm những thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe, hoặc đến những gara ô tô uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.
Cấp bảo dưỡng 100.000 km (hoặc 100.000 – 150.000 dặm)
Đến được với cấp bảo dưỡng này thì xin chúc mừng bạn đã đến với cột mốc đáng nhớ và hoành tráng nhất. Để giữ cho chiếc Ford của bạn được ổn định và hiệu quả nhất trong các cung đường tiếp theo chẳng hạn như 100.000 dặm nữa thì bạn cần thực hiện các khâu sau đây (nếu cần):
Tiếp tục thực hiện các bước bảo dưỡng của cấp bảo dưỡng trước (từ cấp 10.000 km), đồng thời kiểm tra lại tổng quát xe để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các lỗi và hư hỏng có thể xảy ra.
Kiểm tra và thay thế bugi, các đai truyền động (dây curoa), hệ thống điều hòa (chú ý đến bộ lọc), dung dịch làm mát, bôi trơn.
Kiểm tra và thay thế nhớt cầu trước, sau, hộp số,… các gioăng cao su, hệ thống xả, hệ thống luân hồi khí xả EGR, bộ lọc hạt DPF.
Hệ thống chiếu sáng bên trong và ngoài xe, phanh, lốp xe,…
Theo dõi và thực hiện kiểm tra xe thường xuyên
Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ nêu trên thì những bộ phận, hệ thống trên xe cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất như:
– Hệ thống phanh: Kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn các má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh hay ống dầu phanh.
– Hệ thống lái: Kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe.
– Hệ thống treo: Kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su, …. cần được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng.
– Hệ thống chiếu sáng: Kiểm tra bằng cách bật các công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe của bạn và kiểm tra bằng mắt xem tất cả các đèn có hoạt động bình thường hay không.
– Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa: Theo chuyên gia Tunap, bạn nên thay lọc gió động cơ ở mỗi 50.000 km để đảm bảo động cơ luôn đủ khí sạch khi hoạt động và thay lọc gió điều hòa sau 15.000 – 20.000 km nhưng so với thực tế môi trường và khí hậu vận hành thì bạn có thể sẽ phải thay sớm hơn.
– Kiểm tra lọc xăng, mức dầu hộp số, mực nước làm mát, dầu thắng, nước rửa kính,…
Trên đây là các cấp độ bảo dưỡng kèm các công việc dành cho ô tô Ford mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc, ngoài các công việc của mỗi cấp độ thì bạn vẫn phải chú ý xem xét tình trạng hoạt động của xe cũng như tất cả bộ phận, chi tiết của xe để bảo dưỡng kịp thời trước khi xảy ra tình trạng hỏng hóc, lúc đó sẽ rất phiền phức và chúng tôi chắc chắn bạn sẽ không muốn mất thời gian và tiền bạc vào việc sửa chữa.
Hiện nay Ford Việt Nam mở rộng gói bảo dưỡng 5 năm/140.000KM, riêng với dòng xe Transit, khách hàng sẽ được cung cấp dịch vụ bảo hành mở rộng thêm với thời gian 1 năm/100.000 km hoặc 2 năm/100.000 km tùy theo điều kiện nào đến trước ngay sau khi hết thời gian bảo hành tiêu chuẩn. Với sản phẩm bảo hành mở rộng, bạn sẽ yên tâm tận hưởng những giờ phút đầy sôi động bên người bạn bốn bánh của mình trên mọi nẻo đường.
Sản phẩm bảo hành mở rộng bao gồm
Chi phí sửa chữa, thay thế các phụ tùng chính hãng bị khuyết tật được xác định do lỗi của nhà sản xuất
Công lao động cho các hoạt động sửa chữa, thay thế nêu trên
Sản phẩm bảo hành không mở rộng bao gồm
Chi phí sửa chữa, thay thế các phụ tùng bảo dưỡng, các phụ tùng hao mòn
Các chi phí khác được liệt kê trong “Các mục không bao gồm trong bảo hành” được quy định trong Sổ Bảo Hành & Chính sách bảo hành của Ford
Song song với những gì chúng tôi nêu trên, bạn cần xem kỹ các hướng dẫn kèm theo khi mua xe, để đảm bảo việc thực hiện bảo dưỡng định kỳ là đúng theo nhà sản xuất khuyến nghị giúp kéo dài tuổi thọ xe. Chúc các bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc chiếc xe của mình thật tốt nhé!
Tìm hiểu thêm:
Những danh sách hạng mục nào cần bảo dưỡng, thay thế định kỳ cho ô tô?
Nguồn tham khảo: ford, worldfordpensacola, danchoioto
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm bắt được “Các mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ quan trọng dành cho xe Ford
”. Theo dõi trang news.ecocar.com.vn để đón đọc những thông tin xe hữu ích khác nhé!