Dầu đối với xe của bạn, máu là gì đối với cơ thể của bạn. Tuy nhiên, cơ thể bạn có thể lọc máu và tạo ra các tế bào máu mới theo thời gian. Xe của bạn không thể làm được điều đó. Thay dầu là một phần quan trọng của việc bảo dưỡng thường xuyên, liên tục của bạn và mặc dù chúng có vẻ tương đối cơ bản, nhưng chúng thực sự là một trong những loại bảo dưỡng ô tô quan trọng nhất. Không thay dầu thường xuyên có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, từ giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến hư hỏng động cơ nghiêm trọng đến phá hủy hoàn toàn động cơ.
Qua bài viết này, Motul xin chia sẻ các kiến thức về dầu nhớt xe máy, ô tô ý nghĩa của các thông số từ đó giúp anh em chọn được loại nhớt phù hợp:
- Phân loại dầu nhớt cho xe:
Dầu nhớt cho xe máy thường có 3 loại chính: Nhớt tổng hợp, dầu nhớt bán tổng hợp và dầu nhớt khoáng.
Dầu nhớt tổng hợp: là loại dầu nhớt có thành phần dầu gốc là dầu tổng hợp. Dầu gốc tổng hợp có cấu trúc phân tử đồng nhất và được thiết kế chọn lọc nên có tính năng bôi trơn cao, chuyên biệt, thời gian sử dụng dài và ít hao hụt.
Dầu nhớt bán tổng hợp: là loại dầu nhớt có thành phần dầu gốc là dầu bán tổng hợp. Dầu gốc bán tổng hợp là loại dầu gốc được pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu gốc tổng hợp nên có tính năng bôi trơn được cải thiện hơn so với dầu nhớt gốc khoáng và giá thành thấp hơn so với dầu nhớt tổng hợp.
Dầu nhớt khoáng: là loại dầu nhớt có thành phần chủ yếu là dầu gốc khoáng, chiếm từ 85% đến 100% khối lượng dầu nhớt thành phẩm và có vai trò chính đối với tính năng của dầu nhớt. Phần lớn dầu gốc khoáng được chế biến từ dầu thô – một hỗn hợp các phân tử hy-drô các-bon có hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa không đồng nhất nên tính năng bôi trơn không ổn định, đặc biệt trong những điều kiện nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm chi tiết:
Dầu nhớt tổng hợp là gì?
Dầu nhớt bán tổng hợp là gì?
Dầu nhớt gốc khoáng là gì?
- Cấp độ nhớt của dầu nhớt xe:
Theo SAE (Hiệp hội Kỹ sư Ôtô Mỹ), dầu nhớt dùng cho động cơ 4 thì thường được phân làm 2 loại là dầu nhớt đơn cấp và dầu nhớt đa cấp. Trong đó, đặc tính nhớt trong điều kiện nhiệt độ thấp và cao (nóng và lạnh) là thông số rất quan trọng để lựa chọn dầu nhớt cho xe máy.
Dầu nhớt đơn cấp: thường chỉ có ký hiệu SAE 40, SAE 50. Loại nhớt này chỉ bảo đảm yêu cầu bôi trơn động cơ ở nhiệt độ cao. Còn khi nhiệt độ xuống thấp (khi động cơ chưa hoạt động) thì dầu đơn cấp có thể quá đặc gây khó khăn cho việc khởi động và lưu thông dầu nhớt đến các bộ phận động cơ.
Dầu nhớt đa cấp: Khắc phục nhược điểm của dầu đơn cấp, các loại dầu nhớt đa cấp như SAE 10W-30, 5W-40, 10W-40 và 20W-50 được phát triển và đưa vào sử dụng ngày càng rộng rãi. Chữ W được cho là viết tắt của “Winter – mùa đông” chỉ khả năng khởi động đa dạng ở các mùa với nhiệt độ khác nhau.
Chữ số đứng trước “W” là cấp độ nhớt trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc mùa đông, dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà tại đó giúp động cơ khởi động tốt. Cấp độ nhớt càng nhỏ (0W, 5W, 10W, 15W, 20W, 25W) thì dầu nhớt càng loãng ở nhiệt độ âm, do vậy sẽ giúp xe khởi động dễ dàng hơn trong thời thiết lạnh.
Cấp độ nhớt trong điều kiện thời tiết nóng hoặc mùa hè, được viết sau chữ W: ví dụ như 40. Cấp độ nhớt càng lớn (20, 30, 40, 50, 60) thì dầu nhớt càng duy trì được độ nhớt ở nhiệt độ cao (100°C), giúp bảo vệ động cơ tốt hơn suốt quá trình vận hành với cường độ cao.
Trước đây nhiều khách hàng thường có quan niệm nhớt càng đặc càng tốt. Tuy nhiên, quan điểm này đã dần “lạc hậu”. Hiện nay, nhờ có các chất phụ gia nên dầu có độ nhớt thấp như SAE 40, 15W40 hay 10W30 vẫn đảm bảo vừa bôi trơn, bảo vệ tốt động vừa mang lại những lợi ích khác như giảm tổn thất công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, giúp xe khởi động và vận hành ổn định.
- Cấp chất lượng của dầu nhớt xe:
API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) là hiệp dầu khí Hoa Kỳ. API phân loại cấp chất lượng của dầu nhớt cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG, … đến cấp cao nhất hiện nay là API SN. Cấp API của dầu nhớt dành cho động cơ diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD, …Trong đó chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái. Chữ cái càng về sau biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM; SM cao hơn SL.
Việc nắm rõ các thông số khi lựa chọn nhớt cho xe giúp bạn hạn chế việc lựa chọn dầu nhớt không phù hợp, dùng sai nhớt cho xe.
Cấp độ nhớt SAE phù hợp với dòng xe
Cấp độ nhớt SAE (viết tắt của Society of Automotive Engineers – Hiệp hội kỹ sư tự động hóa) biểu thị cho độ đặc – loãng của dầu nhớt. Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp thường ký hiệu là SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50, SAE 0sW-40, v.v…
Mỗi loại xe cần có cấp độ nhớt SAE phù hợp để giúp động cơ hoạt động một cách tối ưu, bền bỉ cũng như thích nghi với môi trường nóng ấm ở nước ta. Các chủ xe nên chọn loại dầu nhớt loãng ở nhiệt độ thấp vì chúng chuyển động dễ dàng hơn và bảo vệ tốt cho động cơ khi khởi động tại trạng thái nguội. Nếu chọn phải dầu nhớt quá đặc, khi khởi động, dầu nhớt sẽ khó vận hành trong động cơ và làm giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Nếu chọn phải dầu nhớt không phù hợp với loại động cơ sẽ dẫn đến những tác hại: nhanh nóng máy, giảm khả năng bôi trơn, làm ma sát tăng cao dẫn đến động cơ nhanh chóng bị mài mòn, hạn chế khả năng tẩy rửa muội bẩn và giảm công suất vận hành của máy. Thế nên, khi thay nhớt cho ô tô, các chủ xe phải lưu ý chọn đúng sản phẩm có cấp chất lượng API phù hợp để giúp bảo vệ đông cơ tốt nhất.
Nguồn: Motul
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm bắt được “Bí quyết giúp bạn lựa chọn dầu nhớt xe như một chuyên gia“. Theo dõi trang news.ecocar.com.vn để đón đọc những thông tin xe hữu ích khác nhé!