Thứ ba, Tháng mười 8, 2024
spot_img
HomeBảo dưỡngCác mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ quan trọng dành cho...

Các mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ quan trọng dành cho xe Honda

Để giữ cho chiếc xe Honda của bạn hoạt động tốt nhất có thể, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ được khuyến nghị. Làm như vậy sẽ giúp Honda của bạn giữ được sự an toàn, đáng tin cậy và tiết kiệm nhiên liệu tối ưu

Để giữ cho chiếc xe Honda của bạn hoạt động tốt nhất có thể, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ được khuyến nghị. Làm như vậy sẽ giúp Honda của bạn giữ được sự an toàn, đáng tin cậy và tiết kiệm nhiên liệu tối ưu.

Mặc dù các khuyến nghị chính xác khác nhau đối với mỗi loại xe, nhưng có những nguyên tắc chung cần tuân theo mà chúng tôi đã nêu ra cho bạn ở đây. Để nhận được các khuyến nghị bảo dưỡng chính xác cho chuyến xe Honda cụ thể của bạn, hãy tham khảo Sách hướng dẫn sử dụng xe của chủ sở hữu hoặc các đại lý Honda Ô tô chính hãng toàn quốc.

Để có kết quả bảo dưỡng tốt nhất, hãy nhớ mang xe đến đại lý Honda ủy nhiệm để được bảo dưỡng. Các đội bảo trì được Honda chứng nhận sẽ cung cấp dịch vụ hiệu quả và có tay nghề cao. Họ cũng sẽ sử dụng các bộ phận và chất lỏng chính hãng của Honda, được khuyến nghị vì chúng được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao và năng lực của Honda.

Xe ô tô Honda nói riêng hay tất cả các loại máy móc nói chung đều cần phải được bảo dưỡng, để đảm bảo kỹ thuật trong vận hành cũng như tăng tuổi thọ của máy móc. Vì vậy ô tô Honda cho rằng việc bảo dưỡng định kỳ là cực kỳ quan trọng, bảo dưỡng Honda định kỳ và kịp thời sẽ giúp chúng ta phát hiện và can thiệp kịp thời hoặc thay thế các chi tiết bị lão hóa theo thời gian. Nhờ đó tránh được các sự cố dọc đường hay mất an toàn khi vận hành.

Dựa theo chu kỳ phù hợp với điều kiện hoạt động của những chiếc xe được sử dụng ở Việt Nam, thời gian cố định sẽ áp dụng theo quãng đường đi được (thường là mỗi 5.000 km) hoặc theo thời gian từ 3 đến 6 tháng tùy vào trường hợp nào đến trước.
Ngoài ra hãng Honda đưa ra lời khuyên cho chúng ta nên bảo dưỡng tại những trung tâm bảo dưỡng Honda chính hãng, vì những nơi này sẽ có những kỹ thuật viên hiểu rõ chiếc xe Honda nhất, được đào tạo chuyên môn cũng như các kỹ thuật chỉ dành riêng cho các dòng xe Honda, phù tùng thì luôn đảm bảo nguồn gốc chính hãng và dịch vụ khách hàng theo tiêu chuẩn Honda giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Lịch bảo dưỡng xe ô tô Honda
Thông thường hãng xe ô tô Honda đều đính kèm lịch bảo dưỡng định kỳ trên sổ tay hướng dẫn sử dụng xe của khách hàng. Dù các dòng xe có cấu tạo, trang bị, động cơ khác nhau, nhưng mà sản xuất ô tô Honda xây dựng một quy trình kiểm tra – bảo dưỡng Honda định kỳ tương tự nhau giữa các mẫu xe. Do đó lịch bảo dưỡng giữa các mẫu xe của Honda đều gần như tương đương nhau dù nguồn gốc sản phẩm được lắp trong nước, trung bình ô tô Honda bảo dưỡng định kỳ mỗi 5.000 km và được chia làm nhiều cấp độ: nhỏ – trung bình – lớn.

Cấp bảo dưỡng 1.000 km
Theo hãng xe Honda, ở cấp bảo dưỡng này sẽ thực hiện các bước kiểm tra cơ bản gồm:
Kiểm tra khoang động cơ: toàn bộ các mức dung dịch, rò rỉ dầu, dây curoa, lọc gió
Cabin: hệ thống đèn báo, dàn lạnh (hệ thống điều hòa – sưởi), xông kính, hệ thống gạt mưa, nâng hạ kính, cửa điện, phanh, vô lăng, còi.
Kiểm tra bên ngoài: hệ thống đèn, kiểm tra bánh xe (lốp, độ mòn, rạn nứt, áp suất), hệ thống phanh, khoang hành lý (cốp xe), lốp dự phòng
Gầm xe: kiểm tra ốc vít, rò rỉ dầu, nhiên liệu, khí xả,…


Cấp bảo dưỡng 5.000 km
Đối với mốc bảo dưỡng này, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và thay dầu động cơ, long đền đầu động cơ, dầu hộp số đối với tất cả kiểu xe nếu xe thường xuyên phải hoạt động trong điều kiện môi trường và thời tiết khắc nghiệt hoặc xảy ra vấn đề nào đó. Còn thông thường thì bạn không nhất thiết phải thay dầu ở mức này, tuy nhiên đối với động cơ mơi hoàn toàn thì sau khi đi được 5.000 km sẽ xuất hiện các mạt kim loại nhỏ do quá trình vận hành đầu tiên gây ra nên việc thay dầu ở cấp độ này là việc nên làm nhưng không nhất thiết phải làm.
Ngoài ra các kỹ thuật viên vẫn sẽ tiếp tục thực hiện lại hết các công tác kiểm tra như ở cấp bảo dưỡng 1.000 km, thêm nữa thì sẽ tiến hành kiểm tra mực nước dầu thắng, hộp số, nước làm mát,… và bổ sung thêm khi thiếu hụt.

Cấp bảo dưỡng 10.000 km
Sau thời gian sử dụng để đến cấp bảo dưỡng này thì chắc chắn nước làm mát động cơ cũng sẽ bị biến chất, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gây nên hiện tượng đóng cặn và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của xe. Bạn nên chú ý đến động cơ cùng các chi tiết hoạt động của động cơ để đảm bảo máy vẫn hoạt động tốt và đúng như lộ trình, nếu trong quá trình sử dụng có phát hiện vấn đề gì kỳ lạ như âm thanh (tiếng kêu), hiệu suất, khả năng vận hành,… thì nên báo ngay với kỹ thuật viên khi mang xe đến hãng, đại lý hoặc gara để bảo dưỡng để phát hiện lỗi và xử lý kịp thời.
Ngoài ra, ở cấp bảo dưỡng ô tô này, bạn nên đảo lốp và bảo dưỡng phanh, đồng thời kiểm tra rotuyn (thanh nối), thước lái và cả bộ giảm xóc, cao su chắn bụi. Bên cạnh đó vẫn thực hiện kiểm tra hết các công việc của cấp bảo dưỡng trước.

Cấp bảo dưỡng 15.000 km
Trong lần bảo dưỡng này, hãng Honda khuyến cáo bạn cần phải được thay dầu động cơ và cả lọc dầu, bởi vì thời điểm này là lúc đủ để những cặn bẩn bám trên lọc dầu làm ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình hoạt động của động cơ xe.
Cũng ở cấp bảo dưỡng này bạn tiếp tục kiểm tra và tiến hành đảo lốp xe. Tác dụng của việc làm này là giúp 4 lốp xe có độ mòn đều nhau, tăng tuổi thọ lốp cũng như đảm bảo khả năng vận hành của xe trên đường, giữ an toàn khi xe di chuyển nhất là trên đường trơn trượt, ẩm ướt hay mưa gió.
Vẫn là các công việc kiểm tra tổng quát xe từ nội – ngoại thất, các chức năng của xe và các hệ thống để đảm bảo xe không xuất hiện triệu chứng hay bệnh gì khi trả xe cho khách. Đồng thời, kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra mực nước dầu thắng, hộp số, cả nước làm mát,… và bổ sung thêm nếu thiếu hụt giống như các cấp bảo dưỡng trước.
Ngoài ra, bạn có thể sẽ cần vệ sinh dàn lạnh (điều hòa) bằng cách kiểm tra vệ sinh lọc, quạt, két nước làm mát nếu bị bẩn. Đối với việc này bạn không cần phải chờ lâu vì phải đợi tháo hết các bộ phận ra để vệ sinh như lúc trước vì giờ đây đã có phương pháp hữu hiệu hơn rất nhiều là sử dụng dung dịch vệ sinh mà gần như tất cả các hãng đều đã trang bị. Bên cạnh đó, nếu trong xe có mùi thì bạn hãy vệ sinh bằng khử mùi để tăng sự thoải mái khi lái xe và cho cả hành khách.

Cấp độ 30.000 km
Cấp độ này cũng là thời điểm xe bạn bắt đầu có nhiều triệu chứng hơn và dễ xảy ra hỏng hóc vì các tác động từ môi trường và thời tiết nhất là tại Việt Nam. Vì thế, bạn nên chăm chút cho chiếc xe như phủ gầm, chống chuột, chống xóc đá; kiểm tra và thực hiện các gói vệ sinh dàn lạnh, vệ sinh kim phun, khoang máy, hệ thống khí xả, van EGR hay hệ thống DPF,…
Vận hành đến cấp độ này thì những bộ phận trên xe như lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa sẽ bị bẩn và nghẹt gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của động cơ cũng như của hệ thống điều hòa trên xe. Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ các bộ phận này để xem tình trạng và tiến hành thay thế, việc thay thế lọc gió động cơ sẽ giúp xe của bạn vận hành một cách êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Còn lọc gió điều hòa khi được làm sạch hoặc thay thế kịp thời sẽ giúp không khí bên trong xe được đảm bảo sạch và dễ chịu.
Hơn nữa, sau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các bặn bẩn và tạp chất. Bạn cần thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh tình trạng lọc bị nghẹt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ…
Khi xe đã đạt đến cấp độ này thì bạn không thể không chú ý khi sử dụng vì các lỗi hay hỏng hóc sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhất là với môi trường vận hành ở Việt Nam. Theo chuyên gia Tunap, bạn nên thực hiện các bước vệ sinh các chi tiết trong động cơ và cả hệ thống khí xả, các van, phanh và nhất là đảm bảo dàn lạnh (hệ thống điều hòa) luôn luôn sạch sẽ mang đến không khí trong lành tạo cảm giác hài lòng cho người ngồi trong xe.

Sau 40.000 km
Ở lần bảo dưỡng này, thì ô tô của bạn cần thay dầu hộp số, dầu trợ lực, dầu vi sai, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu li hợp, dầu phanh… định kỳ. Việc thay thế này sẽ giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu hơn, đảm bảo hệ thống truyền động của xe được hoạt động một cách tốt nhất.
Sau thời gian dài hoạt động cụ thể là sau 40.000 km thì lọc xăng chắc chắn sẽ bị bẩn do cặn bẩn và tạp chất, vì vậy bạn cần thay thế lọc xăng mới để tránh tình trạng tắc nghẽn gây ảnh hưởng đến việc cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
Bên cạnh đó, cũng nên thay thế một số bộ phận như bugi, má phanh… nếu cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi lái xe. Đồng thời kiểm tra lại toàn bộ đèn xem có bị ố, đục gì không để bảo dưỡng hay thay thế nếu cần, bên cạnh đó không gian nội thất bị cũ hay xuống màu, bị bẩn; ngoại thất như nước sơn và các vết xước chắc chắn sẽ gây cảm giác khó chịu khi xe đã vận hành đến cấp độ này. Vì vậy hãy kiểm tra và bảo dưỡng lại.
Ngoài ra, theo dõi thường xuyên các bộ phận như hệ thống phanh, hệ thống lái, ánh sáng, hệ thống treo, lốp xe, ắc quy… để đảm bảo xe luôn trong tình trạng ổn định nhất. Dầu phanh và dầu li hợp nếu bị ẩm sẽ làm giảm khả năng ăn mòn của dầu phanh và ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ thống phanh, vậy nên việc thay dầu phanh và dầu thủy lực để đảm bảo chất lượng của hệ thống phanh và li hợp làm việc tốt sẽ khiến bạn cân nhắc.
Cũng cần lưu ý, mỗi nhà sản xuất xe sẽ có những yêu cầu cụ thể riêng khi bảo dưỡng định kỳ. Vì vậy, đừng quên tham khảo thêm những thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe, hoặc đến những gara ô tô uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.

Theo dõi và thực hiện kiểm tra xe thường xuyên
Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ nêu trên thì những bộ phận, hệ thống trên xe cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất như:
– Hệ thống phanh: Kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn các má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh hay ống dầu phanh.
– Hệ thống lái: Kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe.
– Hệ thống treo: Kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su, …. cần được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng.
– Hệ thống chiếu sáng: Kiểm tra bằng cách bật các công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe của bạn và kiểm tra bằng mắt xem tất cả các đèn có hoạt động bình thường hay không.
– Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa: Theo chuyên gia Tunap, bạn nên thay lọc gió động cơ ở mỗi 50.000 km để đảm bảo động cơ luôn đủ khí sạch khi hoạt động và thay lọc gió điều hòa sau 15.000 – 20.000 km nhưng so với thực tế môi trường và khí hậu vận hành thì bạn có thể sẽ phải thay sớm hơn.
– Kiểm tra lọc xăng, mức dầu hộp số, mực nước làm mát, dầu thắng, nước rửa kính,…
Trên đây là các cấp độ bảo dưỡng kèm các công việc dành cho ô tô Honda mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc, ngoài các công việc của mỗi cấp độ thì bạn vẫn phải chú ý xem xét tình trạng hoạt động của xe cũng như tất cả bộ phận, chi tiết của xe để bảo dưỡng kịp thời trước khi xảy ra tình trạng hỏng hóc, lúc đó sẽ rất phiền phức và chúng tôi chắc chắn bạn sẽ không muốn mất thời gian và tiền bạc vào việc sửa chữa.
Dù là siêu xe hay xe bình dân, xe xịn hay xe thường thì sau một thời gian sử dụng đều có sự hao mòn và hư hao nhất định. Vì vậy bạn nên bảo dưỡng định kỳ thường xuyên các hệ thống trên xe và giữ chúng trong tình trạng tốt nhất. Chúc các bạn sẽ có thêm kiến

Bạn có thể tìm hiểu thêm về:
Vệ sinh khử trùng giàn lạnh điều hòa ô tô chính hãng TUNAP Made in Germany
Quy trình Vệ sinh khoang máy chống chuột
Lợi ích việc phủ gầm là gì?
Làm thế nào xử lý làm sạch van EGR?
Lựa chọn cấp bảo dưỡng kim phun buồng đốt phù hợp?
Cách nào để Xử lý làm sạch bộ lọc hạt khí thải DPF?
Những dấu hiệu nào hệ thống không khí nạp ô tô cần phải được làm sạch?

Nguồn tham khảo: hondaoto, carmudi, honda

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm bắt được “Các mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ quan trọng dành cho xe Honda”. Theo dõi trang news.ecocar.com.vn để đón đọc những thông tin xe hữu ích khác nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments